Các tính chất và bảng tỉ số lượng giác của một số góc đặc biệt sẽ giúp các bạn giải các bài tập về tỉ số lượng giác như thế nào?

Bạn sẽ tự trả lời được câu trả lời sau khi đọc bài viết sau.

Bạn đang xem: Bài tập lượng giác lớp 9

Các bài viết Toán 9

Các hệ thức lượng trong tam giác vuông

Một số hệ thức về cạnh và góc trong tam giác vuông

*
*
*

*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*

Luyện tập Tỉ số lượng giác của góc nhọn

Hãy sử dụng kiến thức đã học về Tỉ số lượng giác của góc nhọn để làm các bài tập sau đây:

Bài 1.

Cho tam giác ABC vuông tại A có AB = 1,6 cm, AC = 1,2 cm. Tính các tỉ số lượng giác của góc B. Từ đó suy ra tỉ số lượng giác của góc C.

Bài 2.

Cho tam giác ABC vuông tại A, đường cao AH. Hãy tính sin B và sin C và làm tròn kết quả đến chữ số thập phân thứ tư trong các trường hợp sau:

a) AB = 13 cm, BH = 0,5 dm;

b) BH = 3 cm, CH = 4 cm

Bài 3.

Không dùng bảng số và máy tính, hãy sắp xếp các tỉ số lượng giác sau theo thứ tự từ lớn đến bé:

a) tan 12º , cot 61º, tan 28º, cot 79º16′, tan 58º

b) cos 67º , sin 56º , cos 63º45′, sin 74º , cos 85º

Bài 4.

Dựng góc nhọn α thỏa mãn:

a) sin α= 3/7

b) cos α = 2/5

c) tan α = 2

d) cot α = 4/5

Bài 5.

Cho góc nhọn α. Tìm sin α, cot α, tan α biết cos α = 1/5.

Hướng dẫn: Ta áp dụng các công thức: sin² α + cos² α = 1 để tìm sin α. Từ đó tìm ra tan α (sin α /cos α ) và cot α (=1/tan α).

Bài 6.

Cho tam giác ABC vuông tại A, góc C = 30º, BC = 10 cm.

a) Tính AB, AC

b) Kẻ từ A các đường thẳng AM,AN lần lượt vuông góc với các đường phân giác trong và ngoài của góc B. Chứng minh rằng MN = AB.

c) Chứng minh các tam giác MAB và ABC đồng dạng. Tỉ số đồng dạng.

Bài 7.

Cho tam giác ABC vuông tại A. Biết AB = 30 cm, góc B = α, tan α = 5/12. Tính các cạnh AB, AC.

Tóm tắt kiến thức cần nhớ

Như vậy, ta đã học xong các kiến thức về phần Tỉ số lượng giác của góc nhọn.

Điểm mấu chốt bạn cần nắm được đó là định nghĩa các tỉ số lượng giác rồi từ đó nhớ và vận dụng các tính chất (công thức cơ bản) như sau:

Định nghĩa:

sin = đối/huyền

cos = kề/huyền

tan đối/kề

cot kề/đối

Tính chất:


Nắm được các kiến thức cơ bản như vậy, ta mới vận dụng vào các bài tập và học tiếp được chương trình lượng giác cấp 3.

Xem thêm: Định M Để Phương Trình Có Nghiệm, Điều Kiện Để Phương Trình Có Nghiệm

Bạn hãy học đúng và đủ ngay từ đầu để tránh mất gốc sau này.

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết. Hãy chia sẻ cho bạn bè nếu thấy bài viết hữu ích nhé!