Bạn đang xem: Bức tranh đời sống phố huyện trong hai đứa trẻ
Những bài văn mẫu hay
phân tích bức tranh cuộc sống trong truyện ngắn Hai đứa trẻ
Bài văn mẫu 1Hình ảnh bức tranh phố huyện ảm đạm, tù túng tái hiện lên cuộc sống nghèo nàn
Hai đứa trẻ là truyện ngắn được Thạch Lam viết vào những năm 1937 – 1938 khi mà xã hội Việt Nam ở vào thời kì đen tối nhất. Đây là truyện ngắn mang đậm phong cách của Thạch Lam: cốt truyện không có gì độc đáo hấp dẫn vậy mà khi đọc xong nó cứ ám ảnh trong lòng người đọc. Một trong những thành công của truyện là tác giả đã tái hiện lại bức tranh sinh động về đời sống ở một ga xép khi màn đêm buông xuống mà qua đó nhà văn đã gửi gắm tình cảm của mình với những cảnh đời.Bức tranh đời sống phố huyện đầu tiên hiện lên với cảnh chiều tà buồn và mang dáng dấp hương vị hoang sơ của làng quê “chiều chiều rồi, một chiều êm ả như ru văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào” bên cạnh đó, buổi chiều cũng là lúc chợ huyện tàn. Cùng với chiều xuống, chợ tàn là hàng loạt những hình ảnh phơi bày vẻ ngoài xơ xác ở chốn này… ở đây ta thấy toát lên vẻ lầm than đói khổ. Ngay sau cảnh chợ tàn là hình ảnh bóng tối bao phủ, dưới con mắt của Liên thì giờ đây tất cả đã ngập đầy bóng tối. Thạch Lam miêu tả bóng tối rất kì diệu. Có đến 30 lần tác giả nhắc đến bóng tối. Bóng tối đến từ nhiều phía khác nhau: từ đám mây sắp tàn, từ rặng tre đã đen, từ tiếng muỗi vo ve trong góc nhà, tiếng ếch kêu ngoài đồng để rồi nó bao trùm lên đường phố và các ngõ hẻm “tối hết cả từ con đường khấp khểnh ra sông… các ngõ hẻm vào làng thì càng tối đen hơn nữa”.Với cách miêu tả này người đọc sẽ cảm nhận bóng tối như một cái gì đó rất hãi hùng, như một sự hăm dọa, nó luồn lách mọi nơi, nó thâm nhập vào cảnh vật, nó trùm lên và đè nặng lên cuộc sống ngột ngạt ở phố huyện nghèo nàn này. Trong truyện cũng có những chi tiết nói về ánh sáng nhưng ánh sáng không đủ sức xua đi bóng tối mà trái lại còn gây cảm giác bóng tối càng đậm đặc hơn.Trong bóng tối thì những kiếp người tàn tạ lại bắt đầu dần hiện ra... cứ tối đến thì họ lại bắt đầu xuất hiện khiến người đọc liên tưởng đến những loại chim ăn đêm lặn lội. Mặt khác ta cũng nghĩ đến cảnh đời tăm tối trong đêm đen của chủ nghĩa thực dân phong kiến. Cách miêu tả với từng gương mặt cụ thể, mỗi người có một cảnh đời riêng. Chị Tí cứ nhá nhem tối là xuất hiện. Sau một ngày mò cua bắt tép vất vả, mặc dù biết là chẳng kiếm được bao nhiêu nhưng tối nào chị cũng dọn hàng. Hình ảnh ngọn đèn leo lét chỉ chiếu rọi một vùng đất nhỏ ở quán nước của chị lại khiến ta liên tưởng tới cuộc sống tù mù, leo lét của mọi người. Khi bác phở Siêu xuất hiện với một chấm lửa nhỏ và lơ lửng trong đêm tối chập chờn như ma trơi. Từ khi dọn hàng cho tới lúc về bác không bán được đồng nào. Bà cụ Thi điên từ trong bóng tối đi ra với tiếng cười khanh khách. Sau khi uống cạn cút rượu, tiếng cười của cụ lại chìm vào bóng tối. Ở nhân vật này ẩn chứa một sự tội nghiệp u uất đầy bí ẩn. Nhưng cám cảnh nhất là hình ảnh vợ chồng bác Xẩm mà nhà văn đã ba lần nhắc đến họ. Họ xuất hiện với tiếng đàn bầu run bần bật trong đêm tối rồi với đứa con bò lê trên đất cát trong bóng tối và khi đêm về khuya thì họ ngủ gục trên manh chiếu tự bao giờ. Sau khi miêu tả từng gương mặt, tác giả khái quát lại “chừng ấy con người trong bóng tối như mong đợi một cái gì tươi sáng cho cuộc sống nghèo khổ hàng ngày của họ”. Rõ ràng nhà văn đã thấu hiểu đồng cảm sâu sắc với những cảnh đời trong bóng tối và chính Thạch Lam cũng mong họ được đổi đời. Tuy chuyện không nêu lên những vấn đề gay gắt mà tác giả chỉ lặng lẽ vẽ ra bức tranh nơi phố huyện nghèo nhưng người đọc lại cứ bị ám ảnh mãi bởi những hình ảnh những con người được tác giả chọn lọc đưa vào trong truyện.
Xem thêm: Dha Là Gì? Tại Sao Phụ Nữ Mang Thai Cần Bổ Sung Dha? Công Dụng & Liều Dùng Hello Bacsi
Quả không sai khi nói rằng sản phẩm văn học chỉ được khai sinh khi nó là kết quả nhào nặn từ những trải nghiệm đời sống. Nếu sáng tác văn học chỉ hoàn toàn là sản phẩm của hư cấu và tưởng tượng, mà không mang hơi thở của đời sống, thì sẽ không truyền được cảm xúc đến với người đọc. Văn học bao giờ cũng là chuyện cuộc đời, mang trong mình sức mênh mông, cao cả của một nhà văn. Khi sáng tạo ra sản phẩm văn học Thạch Lam đã không ngừng tìm tòi, sáng tạo và ông đã xác định được sự tồn tại của mình trong nền văn học hiện đại. Đồng thời tìm được cho mình một phẩm chất hoàn toàn mới mẻ, khác với những nhà văn cùng thời. Đọc Hai đứa trẻ của Thạch Lam chúng ta sẽ thấy rõ được điều đó, đây là một trong những truyện ngắn tiêu biểu, đặc sắc của Thạch Lam in trong tập “nắng trong vườn”, xuất bản năm 1938. Cảm hứng bao trùm của tác phẩm là niềm cảm thương chân thành của nhà văn đối với cuộc sống chìm khuất, mòn mỏi nơi phố huyện xơ xác nghèo nàn.Bối cảnh được nhắc đến trong câu chuyện là một phố huyện nghèo, có đường tàu đi qua một xóm và cánh đồng. Thời gian là cảnh chiều muộn, đầu hôm cho đến khi chuyến tàu chạy qua có hai đứa trẻ ngồi trong gian hàng xén nhỏ, ngồi ngắm cảnh vật và cố thức để đợi tàu đi qua.Dưới ngòi bút tinh tế của Thạch Lam, bức tranh quê hiện lên thật gần gũi và sinh động. Mở đầu cho bức tranh ấy là tiếng trống thu không đánh vang lên một tiếng báo hiệu một ngày sắp tàn, tiếng ếch nhái kêu ra ngoài đồng ruộng vắng theo gió đưa vào. Cùng với đó là tiếng muỗi bắt đầu vo ve, không chỉ có âm thanh bức tranh ấy còn có sự hòa trộn giữa những màu sắc đẹp đẽ, đó là màu đỏ rực như lửa cháy ở phương Tây. Điểm thêm là màu hồng như hòn than sắp tàn của những đám mây, phía bên kia dãy tre làng đã bắt đầu đen lại và cắt hình rõ rệt trên nền trời. Màn đêm dần buông xuống và chi tiết miêu tả bức tranh quê hiện lên thật nên thơ và bình dị. Bức tranh ấy được quan sát qua tâm hồn ngây thơ của hai đứa trẻ, Liên và An.Trời nhá nhem tối các nhà đã lên đèn. Đèn Hoa Kỳ leo lét trong nhà bác phở Mĩ và đèn dây sáng xanh trong hiệu sách, cát trên đường lấp lánh trên từng chỗ mấp mô, thêm vào đó là cảnh chợ đã vãn tiếng ồn ào cũng mất trên nền đất, chỉ còn lại vỏ bưởi, vỏ mía, lá nhãn và rác rưởi và người bán hàng về muộn đang sắp xếp lại hàng hóa. Mấy đứa trẻ con nhà nghèo đang lom khom, nhặt nhạnh những gì người bán hàng để sót lại. Đôi khi chỉ là vài thanh nứa, thanh tre, có lẽ Thạch Lam đã vẽ nên bức tranh ấy bằng chính ký ức của mình, bởi có một thời gian ông cùng gia đình chuyển về sống ở Cẩm Giang, Hải Dương và đây cũng là nơi gắn bó gần nửa cuộc đời ông. Một mùi âm ẩm bốc lên hòa với mùi cát bụi, khiến liên tưởng đó là mùi riêng của đất, của quê hương nhưng Liên đâu biết rằng đó là mùi vị của sự lầm than, của sự nghèo khổ.Khi phố huyện về đêm, thì bóng tối đã phủ đầy nơi phố huyện, nó phủ mờ cảnh vật đè nặng lên cuộc sống của những con người nơi đây. Bóng tối là hình tượng nghệ thuật quen thuộc trở đi trở lại trong tác phẩm của ông, để lại những ám ảnh trong lòng người đọc, càng về đêm đường phố và các ngõ dần dần chứa đầy bóng tối. Con đường về nhà, con đường ra sông, bóng tối cũng đen sẫm hơn, bóng tối tràn lan, đậm đặc khiến tiếng trống cầm canh đánh tung lên một tiếng khô khan, rồi chìm ngay vào bóng tối. Đôi lúc nhà văn cho thắp lên một vài ngọn đèn, nhưng đó chỉ là ánh sáng leo lét, mong manh ở những vì sao xa, những quầng sáng xa ngọn đèn của chị Tí, chấm lửa đỏ vàng trong đêm tối của gánh phở bác Siêu, ở con đom đóm bay là là trên mặt đất. Đặc biệt là hình ảnh ngọn đèn ở hàng nước chị Tí được trở đi trở lại nhiều lần với tần số cao và đã trở thành một ám ảnh nghệ thuật khiến ta liên tưởng về những kiếp người nhỏ bé, vô danh, sống lay lắt, vật vờ trong đêm tối mênh mông của xã hội cũ không hạnh phúc, không tương lai. Đó là hình ảnh hàng nước chị Tí, cuộc đời của mẹ con chị gắn liền với những chuỗi công việc lặp lại, ngày chị đi mò cua bắt ốc. Tối dọn ra hàng nước này dẫu biết rằng chẳng kiếm được là bao, thiên đường nhất trong bức tranh ấy có lẽ là gia đình bác xẩm. Bác sống nhờ vào của bố thí của thiên hạ. Hôm nay chiếc thau màu trắng đặt trước mặt Bác vẫn trống rỗng, bác góp vui bằng mấy tiếng đàn run lên bần bật, thằng con bò ra khỏi chiếu nghịch cát bẩn bên đường.Đó là hình ảnh của bác Siêu với gánh phở kẽo kẹt trên vai, bóng của bác trải dài cả một vùng trông thật thê lương và ảm đạm. Hình ảnh trung tâm của bức tranh cuộc sống nơi phố huyện chính là chị em Liên, họ có lẽ có cuộc sống khá giả hơn những con người nơi đây, nhưng họ cũng khổ hơn bởi luôn bị dằn vặt bởi quá khứ, đó là quá khứ tươi đẹp về một Hà Nội sáng rực, xa xăm, gia đình hạnh phúc. Chính sự mơ tưởng về quá khứ này là một minh chứng cho thấy sự mờ mịt ở hiện tại và không có lối thoát ở tương lai.Cái nghèo là cảnh đời chung của mọi người, mọi nhà. Nhưng dù mỗi người một hoàn cảnh nhưng trông ai cũng nhếch nhác đến tội nghiệp, người lớn thì như cây héo hắt, trẻ con thì như mầm cây còi cọc, không có tương lai để phát triển. Bởi vậy, bấy nhiêu con người nghèo khổ nơi đây ngày nào cũng cố thức đến khuya để đợi tàu chạy.Chiều sâu tư tưởng của truyện ngắn Hai đứa trẻ, không phải là ở chỗ nhà văn miêu tả cuộc sống tù túng của những con người nơi đây, mà chủ yếu thể hiện khát vọng của những con người bình thường. Họ cũng mong có một cuộc sống đầy đủ, sung sướng hơn, dù nó chỉ đến với cuộc đời họ trong giây lát và đó chính là lúc đoàn tàu đi qua. Khi đoàn tàu đi qua phố huyện, nó đã đem đến một chút thế giới khác với thế giới nơi đây. Mà dù theo Liên và An tàu đêm nay không đông và kém sáng hơn nhưng ánh sáng của nó hoàn toàn đối lập với ánh sáng nơi phố huyện. Khi tàu đến không khí nơi phố huyện trở nên ồn ào, náo nhiệt. Tất cả đều rực rỡ, kiêu sa, đoàn tàu đã xua đi bóng tối mênh mông và hiu quạnh. Âm thanh mạnh mẽ của đoàn tàu đã đánh thức, tạo vật và con người khi đoàn tàu đi qua đêm càng trở nên yên tĩnh, mênh mông. Kết quả chỉ còn lại tiếng trống cầm canh và tiếng chó cắn. Cuộc sống của con người, cuộc sống của một ngày tàn dần, chị Tí sửa soạn đồ đạc, bác Siêu đi vào trong làng, chị em Liên dần chìm vào giấc ngủ yên tĩnh, nó yên tĩnh như đêm ở trong phố tĩnh mịch và đầy bóng tối.Với cách viết truyện không có cốt truyện, mạch truyện phát triển nhẹ nhàng theo sự phát triển của cảm xúc, của nhân vật cùng với từ ngữ, hình ảnh, phương pháp, Hai đứa trẻ của Thạch Lam đã tạo được tiếng vang lớn trong nền văn học hiện đại, để lại những ấn tượng khó phai trong lòng người đọc.Khi gấp những trang sách Hai đứa trẻ, có lẽ ta sẽ không thể nào quên được hình ảnh của phố huyện xơ xác nghèo nàn, không thể nào quên được hình ảnh đoàn tàu ngỡ như bình thường, nhưng lại rất kiêu sa. Qua con mắt của những con người nơi đây, và sẽ có một khoảng trống rất lớn trong nền văn học Việt Nam nếu thiếu đi truyện ngắn Hai Đứa Trẻ.Có thể bạn quan tâm: Bài văn cảm nhận bức tranh phố huyện lúc chiều tà trong Hai đứa trẻ
